Chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Sức khỏe trong tầm tay - mỗi người hãy là thầy thuốc của chính mình!

Hotline: 0908268267

Chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Ngày đăng: 15/07/2022 10:45 PM

CỤC CÔNG TÁC PHÍA NAM

CHÍNH SÁCH VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

PGS.TS Phạm Xuân Đà Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN

1. Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ VI BCH TW Đảng khóa XI về phát KH&CN

Quan điểm:

1- Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển KT – XH và bảo vệ Tổ quốc, là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp;

2-Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược,kế hoạch phát triển KH&CN; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3- Đầu tư cho nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa họcvà công nghệ;

4- Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN.

5- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam

2. Khung pháp lý

Luật Khoa học công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013: Điều 6 quy định chính sách của Nhà nước về phát triển KH&CN, trong đó khẳng định:

- Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm

- …..

Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 :

Điều 4 quy định chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao:

- Huy động các nguồn lực đầu tư, áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho hoạt động công nghệ cao nhằm phát huy vai trò chủ đạo của công nghệ cao trong phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Đẩy nhanh việc ứng dụng, nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao; hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong hệ thống cung ứng toàn cầu.

- …

Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29/11/2006 - quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ

- Phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

- Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

-Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

- ….

- Nghị định số 08 ngày 27/1/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ

- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ

- Nghị định số 120/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chuyển giao công nghệ

- Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN;

- Nghị định 23/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển KH&CN quốc gia;

- Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN.

- Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế đất, giao kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp KH&CN.

- Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập

  • Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 về việc hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ sự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước
  • Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 Quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.
  • Thông tư liên tịch 21/2015/TT-BKHCN-BNV-BTC Ngày 06/11/2015 hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN.
  • Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 01/09/2015 hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.
  • Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN ngày 11/03/2015 quy định việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước
  • Thông tư 15/2014/TT-BKHCN về việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó có việc ưu tiên giao quyền cho các doanh nghiệp có khả năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
  • Thông tư 16/2014/TT-BKHCN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, trong đó có các tổ chức ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.
  • Thông tư liên tịch 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.
  • Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12/3/2015 quy định tổ chức quản lý các chương trình KH&CN cấp quốc gia
  • Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 quy định trình tự , thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước
  • Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30/05/2014 quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước
  • Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước
  • Thông tư số 06/2014/TT-BKHCN ngày 25/4/2014 Quy định nguyên tắc, tiêu chí xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
  • Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN ngày 12/1/2017 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

3. Một số chương trình

-Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;

- Chương trình Tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020;

- Chương trình Hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về KH&CN đến năm 2020;

- Chương trình Phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020;

- Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

- Chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2020;

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29/3/2013)

Các nhóm nhiệm vụ chủ yếu:

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KH&CN.

2. Hoàn thiện thể chế để đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN.

3. Triển khai các định hướng, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu

4. Phát huy và tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia

5. Phát triển thị trường KH&CN

6. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (Quyết định 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Nội dung :

1. Xây dựng và thực hiện lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia

2. Nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia

3. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ

4. Tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

Văn bản quản lý hướng dẫn thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020

- Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.

- Thông tư số 09/2013/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình; Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ; Thông tư số 04/2013/TT-BKHCN ban hành tiêu chí đánh giá nhiệm vụ.

- Thông tư liên tịch số 79/2014/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

- Các biểu mẫu đề xuất, thuyết minh nhiệm vụ theo Phụ lục Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN.

Chương trình 592: Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Ban hành kèm theo Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 12/7/2016)

Mục tiêu

1. Góp phần hình thành và phát triển 3.000 doanh nghiệp KH&CN; thành lập 30 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, trong ưu tiên tại các viện nghiên cứu, trường đại học, khu CN cao, khu NN ứng dụng CN cao, khu CN thông tin tập trung.

2. Hỗ trợ 1.000 cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu ươm tạo doanh nghiệp KH&CN và tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng tại các doanh nghiệp KH&CN.

3. Hỗ trợ nâng cao hiêụ quả hoạt động và năng lực tự chủ củatổ chức KH&CN công lập, góp phần hình thành các tổ chức KH&CN đạ trình độ khu vực và thế giới.

Chương trình 592 (tt): Thông tư số 19/2016/TT-BKHCN ngày 28/10/2016 Quy định quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Nhiệm vụ:

1- Dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN

a) Giao kết quả nghiên cứu KH&CN có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp KH&CN có nhu cầu và đủ điều kiện ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.

b) Hỗtrợ kinh phínghiên cứu hoàn thiện công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm hoặc đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường.

c) Hỗ trợ hoạt động điều tra, khảo sát, tìm kiếm thông tin về công nghệ ở trong nước và nước ngoài.

d) Hỗ trợ hoạt động tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệpKH&CN hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định.

Thông tư số 19/2016/TT-BKHCN (tt)

2- Dự án, đề tài hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tự chủ của tổ chức KH&CN công lập

a) Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới có khả năng ứng dụng thực tiễn và thương mại hóa để tăng nguồn thu, nâng cao năng lực tự chủ của tổ chức KH&CN công lập.

b) Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, phát triển ý tưởng sáng tạo để khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN hoặc có kết quả công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN công lập.

c) Hỗ trợ kinh phí mua, thuê máy móc, thiết bị thí nghiệm, thử nghiệm trực tiếp phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

d) Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm của dự án, đề tài.đ) Hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học liên quan đến nội dung của dự án, đề tài.

e) Hỗ trợ hoạt động tư vấn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thương mại hóa sản phẩm hình thành từ kết quả của dự án.

3- Dự án, hỗ trợ cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

a) Hỗ trợ kinh phí mua, thuê trang thiết bị dùng chung cho cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN để phục vụ trực tiếp hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN .

b) Hỗ trợ kinh phí thực hiện hoạt động tư vấn về việc ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

c) Hỗ trợ kinh phí thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho người làm việc tại cơ sở ươm tạo và tổ chức, cá nhân tham gia ươm tạo tại cơ sở ươm tạo.

d) Hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo phục vụ hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ của cơ sở ươm tạo.

đ) Hỗ trợ kinh phí xây dựng trang thông tin điện tử của cơ sở ươm tạo và các hoạt động quảng bá về cơ sở ươm tạo.

4- Dự án, hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

a) Hỗ trợ kinh phínghiên cứu, hoàn thiện công nghệ để tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường theo một trong các trường hợp sau:

- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ để tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở các sáng chế, giải pháp hữu ích, giải pháp kỹ thuật, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoặc hoạt động nghiên cứu giải mã công nghệ để tạo ra sản phẩm mới có khả năng thương mại hóa;

- Ứng dụng và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp vào sản xuất, kinh doanh.

b) Hỗ trợ sử dụng trang thiết bị, dịch vụ tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

c) Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia: Ưu tiên Các nhiệm vụ cho doanh nghiệp thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (Quyết định số 677/2011/QĐ-TTg ngày 10/5/2011)

Mục tiêu:

Đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng, xã hội.

Đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp

Hoạt động Đổi mới công nghệ

1. Đổi mới sản phẩm

2. Đổi mới quy trình công nghệ

3. Đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh

4. Đổi mới Marketing

Hỗ trợ tối đa 30% đến 70% tổng kinh phí trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

NGHỊ QUYẾT 35/NQ-CP VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

Mục tiêu

Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Rà soát, sửa đổi bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy trình đánh giá sự phù hợp, hợp chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi để thương mại hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả thực thi và đẩy mạnh việc tạo lập, khai thác, quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận, khai thác, sử dụng hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tiếp tục xử lý nghiêm các vi phạm.

- Đề xuất các biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các chương trình hỗ trợ khác của Nhà nước để thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Form đăng ký nhận tin

Zalo
Hotline