Lớp bồi dưỡng chức danh công nghệ : Kỹ sư ( Hạng III )

Sức khỏe trong tầm tay - mỗi người hãy là thầy thuốc của chính mình!

Hotline: 0908268267

Lớp bồi dưỡng chức danh công nghệ : Kỹ sư ( Hạng III )

Ngày đăng: 15/07/2022 11:28 PM

LỚP BỒI DƯỠNG 
CHỨC DANH CÔNG NGHỆ : KỸ SƯ (HẠNG III)

CHUYÊN ĐỀ 1: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

PGS.TS.BS. Phạm Xuân Đà Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ KH & CN

YÊU CẦU BÀI HỌC

  • Hiện giờ chúng ta đang ở đâu?
  • Cho đến nay chúng ta đã hoạt động như thế nào?
  • Đâu là đích của chúng ta muốn đi tới?
  • Làm thế nào để chúng ta đến được đích đó?

 

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại  để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và   hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi  mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc  quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0

Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 

Chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia

Phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên

Chính sách hội nhập quốc tế

Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

THUẬN LỢI & THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

Một là, về thuận lợi, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên, Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng

Một là, về thuận lợi, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên, Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện

Hai là, về khó khăn, trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.


Số liệu thống kê cho thấy, GDP quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Tuy là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020, song đây vẫn là mức khá trong bối cảnh Covid-19.

IV. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH LỚN

1. Nâng cao hiệu lực hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô

2. Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược ( thể chế, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực)

3. Ưu tiên chuyển giao khoa học công nghệ 4. Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế

5. Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân

6. Đổi mới cách thức thực hiện liên kết, phối hợp với các địa phương trong phát triển kinh tế vùng, quá trình đô thị hóa

7. Đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh

8. Đổi mới phương thức nâng cao năng lực hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước

 

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1) Tổng quan về thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong 30 năm vừa qua, so sánh với sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới; những nhận định và đánh giá của bản thân về kết quả trên;

2) Những thuận lợi và thách thức của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ cách mạnh công nghiệp lần thứ 4, so sánh với các nước trong khu vực và thế giới;

3) Thách thức của nền kinh tế VN trong và hậu Covid 19, để xuất các giải pháp về chính sách vĩ mô.

CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ LẮNG NGHE

Form đăng ký nhận tin

Zalo
Hotline