Thuyết minh Dự án đầu tư

Sức khỏe trong tầm tay - mỗi người hãy là thầy thuốc của chính mình!

Hotline: 0908268267

Thuyết minh Dự án đầu tư

Ngày đăng: 14/07/2022 12:16 AM

Thuyết minh Dự án đầu tư
Trung tâm cung ứng dịch vụ và chuyển giao cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông cửu Long

 

MỤC LỤC

 
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG

     1.    Bối cảnh
     2.    Sự cần thiết của dự án
     3.    Căn cứ pháp lý
     4.    Giới thiệu về vùng dự án
          4.1.    Vị trí địa lý
          4.2.    Điều kiện tự nhiên

     5.    Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về khu vực dự án
     6.    Giới thiệu về chủ đầu tư
PHẦN II
NỘI DUNG DỰ ÁN

     1.    Mục tiêu.
          1.1.    Mục tiêu chung    
          1.2.    Mục tiêu cụ thể    
     2.    Nội dung dự án  
          2.1.    Quy hoạch tổng thể dự án  
          2.2.    Phân khu chức năng   
          2.2.1.    Khu hành chính văn phòng  
          2.2.2.    Trung tâm dịch vụ CGH nông nghiệp   
          2.2.3.    Trung tâm huấn luyện, đào tạo CNKT   
PHẦN III   
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VỐN  
     1.    Tổng vốn đầu tư   
     2.    Phương án huy động vốn  
     3.    Tiến độ triển khai thực hiện dự án    
PHẦN IV  
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN    
     1.    Kinh tế   
     2.    Xã hội   
     3.    Môi trường  
PHẦN V   
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN   
     1.    Giải pháp về đất đai   
     2.    Về khoa học - công nghệ  
     3.    Giải pháp về vốn  
     4.    Giải pháp về lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao   
     5.    Giải pháp về thị trường   
     6.    Giải pháp về bảo vệ môi trường   
     7.    Tổ chức thực hiện CGH đồng bộ   
          7.1.    Liên kết với các xưởng cơ khí nhỏ và các đội làm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp:    
          7.2.    Liên kết với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp   
          7.3.    Liên kết với hộ nông dân   
PHẦN VI    
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  
1.    Kết luận   
2.    Kiến nghị    
3.    Đề xuất ưu đãi chính sách cho dự án    
3.1.    Đề xuất ưu đãi về đất đai, hạ tầng 
3.2.    Đề xuất ưu đãi về vốn, tín dụng   
3.3.    Đề xuất ưu đãi về thuế nhập khẩu    
3.4.    Đề xuất ưu đãi về hỗ trợ liên kết  
3.5.    Đề xuất ưu đãi về đào tạo lao động và chuyển giao công nghệ    
3.7. Đề xuất ưu đãi đầu tư cơ khi, sản xuất máy nông nghiệp    
Phụ lục 

 

PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG

 

1.Bối cảnh

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đang mở ra cơ hội rất lớn cho ngành nông nghiệp, Các công nghệ mới như: tự động hóa trong sản xuất, công nghệ IoT, Big data sẽ giúp giúp mở ra cơ hội thay đổi phương thức sản xuất cũ, rút ngắn thời gian và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Nông nghiệp 4.0 còn giúp giải quyết nhiều thách thức đặc biệt là tình trạng khan hiếm nguồn lực (đất đai, lao động, năng lượng tự nhiên,….), giảm tổn thương do biến đổi khí hậu bằng cách bằng các mô hình canh tác hiện đại, thân thiện với môi trường hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, truy suất nguồn gốc. Công nghệ 4.0 dự báo sẽ tác động tới tất cả các khâu trong chuỗi giá trị của các mặt hàng nông sản từ khâu sản xuất (công nghệ giống, cơ giới hóa, tự động hóa), chế biến (công nghệ mới, sản phẩm mới), tiêu dùng (truy xuất nguồn gốc, phương thức phân phối). Trong đó cơ giới hóa và chế biến nông sản là hai khâu quan trọng nhất cần phải đổi mới và đẩy mạnh để tăng chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Mặc dù, cơ giới hóa nông nghiệp phát triển nhanh, nhiều khâu sản xuất nông nghiệp cơ mức độ cơ giới hóa cao như làm đât lúa, mía., thu hoạch lúa ĐBSCL.. góp phân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch; tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giúp nông dân giảm công việc nặng nhọc, đảm bảo thời vụ gieo trồng. Nhờ đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tiêu thụ nông sản và tạo việc làm cho người nông dân, góp phần hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.

Tuy nhiên, năng lực cơ giới hóa còn nhiều hạn chế: (i) Trình độ cơ giới hóa nông nghiệp còn thấp, chưa toàn diện; năng lực chế tạo trong nước mới đáp ứng khoảng 33% giá trị; (ii) Quy hoạch kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu áp dụng máy móc trong sản xuất; (iii) Cơ chế, chính sách ban hành đối với cơ giới hóa và chế biến chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán, tổ chức thực hiện không hiệu quả, nhiều chính sách ban hành nhưng không có nguồn lực để thực hiện. Tính chung cả nước số lượng máy động lực, máy, thiết bị nông nghiệp có mức tăng nhanh. Năm 2016 so với năm 2011 số lượng máy kéo tăng 45,5%, trong đó máy kéo cỡ lớn (≥ 35 mã lực) tăng 92,4%, máy kéo cỡ trung (18-35 mã lực) tăng 31,3% và máy kéo cỡ nhỏ (≤ 12 mã lực) tăng 53,5%; máy gặt đập liên hợp tăng 77,1%; máy sấy nông sản tăng 25,8%. Một số chủng loại máy có tốc độ tăng trưởng rất nhanh như máy

 

chế biến thức ăn gia súc tăng 90,6%; máy chế biến thức ăn thủy sản tăng 2,2 lần và máy phun thuốc trừ sâu tăng 3.1 lần. Đến nay, trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 HP/ha canh tác.

Trong thời gian qua năng lực chế tạo và thị phần máy móc, thiết bị nông nghiệp của thiết bị trong nước sản xuất đã có sự cải thiện với sự xuất hiện một số doanh nghiệp chế tạo, góp phần đáp ứng yêu cầu đa dạng của sản xuất, thích hợp với địa hình và quy mô khác nhau. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất 30% máy móc phục vụ nông nghiệp (đặc biệt máy liên hợp gặt lúa cơ khi trong nước chiếm 30% thị phần, máy xay xát lúa gạo chiếm 90% thị phần). Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn phải nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị gồm các loại động cơ, máy kéo, máy nông nghiệp có công suất từ 6-150 HP của Trung Quốc, Nga (Belarut), Nhật Bản (Kubota, Yanmar, Honda), Hàn Quốc (Daedoong), Mỹ (Jonhdeere); máy đốn hái chè, máy gặt lúa, máy cấy lúa (máy mới và máy đã qua sử dụng) của Nhật Bản, Hàn Quốc.

2.Sự cần thiết của dự án

Vùng ĐBSCL có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở trung tâm khu vực ASEAN, là cửa ngõ kết nối của các hành lang kinh tế tiểu vùng MeKong mở rộng (GMS), có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế…Với diện tích khoảng 3,94 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước, những năm qua ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây đứng đầu cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP nông - lâm - ngư bình quân 3,8 - 4,2%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 64,2%, lâm nghiệp 0,9%, thủy sản 34,9%. Sản lượng lúa đạt 24,5 triệu tấn và thủy sản 3,5 triệu tấn. Giá trị sản lượng bình quân trên đất trồng trọt đạt 130 triệu đồng/ha, đất nuôi trồng thủy sản 250 triệu đồng/ha.

Đến năm 2020, quy mô diện tích đất nông nghiệp vùng ĐBSCL là 3,25 triệu ha, trong đó đất lúa 1,82 triệu ha với đất chuyên trồng lúa là 1,7 triệu ha, luân canh lúa - màu 185.000 ha và lúa - thủy sản 240.000 ha. Diện tích trồng cây lâu năm

400.000 ha, trong đó vùng trồng cây ăn quả tập trung 185.000 ha gồm: cam, quýt, bưởi, xoài, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, thanh long, nhãn, chôm chôm… Đất lâm nghiệp 330.500 ha, với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tổng diện tích 171.800 ha. Đất nuôi trồng thủy sản 542.800 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn, lợ 507.200 ha và nước ngọt 35.600 ha. Đất sản xuất muối 4.600 ha. Dự báo đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp bị ngập do nước biển dâng ở ĐBSCL là hơn 30.000 ha. Diện tích đất lúa sẽ giảm khoảng 15.000 ha dự kiến chuyển sang nuôi trồng thủy sản, tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản lên 558.000 ha.

 

Trong bối cảnh công nghệ sản xuất liên tục thay đổi, sự thiếu hút lao động ngày càng trầm trọng, máy nông nghiệp đang là giải pháp thay thế lao động ở các khâu của chuỗi sản xuất. Trong những năm qua tỷ lệ cơ giới hóa ở các khâu trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSCL tăng rất cao, đặc biệt với một số cây trồng chủ lực như lúa gạo, cơ giới hóa ở nhiều khâu đạt 100%. Tuy nhiên, hạn chế về năng lực chế tạo máy nông nghiệp trong nước còn hạn chế, phụ thuộc vào các loại máy nhập khẩu, nhưng chưa phù hợp với thực thế sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, với chi phí vận hành, bảo dưỡng cao, năng lực vận hành máy của người dân còn hạn chế. Thiếu các đơn vị thực hiện các mô hình trình diễn, đào tạo sử dụng máy nông nghiệp chuyên nghiệp, điều này làm cho quá trình cơ giới hóa chưa đồng bộ ở các khâu trong quá trình sản xuất, cơ giới hóa vẫn ở nhỏ lẻ, thiếu tập trung.

Viện Công Nghệ Bùi Văn Ngọ là một doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu cá nhân trực thuộc Công ty TNHH Cơ khí Công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ. Là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện các nghiên cứu, đào tạo, tư vấn về sản xuất, chế tạo, ứng dụng máy nông nghiệp vào sản xuất. Trong những năm qua, Công ty đã sản xuất, chế tạo thành công nhiều nhóm máy nông nghiệp, ứng dụng hiệu quả trong sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện kết quả cuộc họp với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT thứ trưởng Trần Thanh Nam về chủ trương của Bộ về đối mới quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp, đặc biệt đẩy mạnh thực hiện các mô hình cơ giới hóa đồng bộ, ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, đào tạo nông dân, người sử dụng máy nông nghiệp chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ về bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa máy hiệu quả. Viện Công nghệ Bùi Văn Ngo đề xuất thực hiện dự án xây dựng “Trung tâm cung ứng dịch vụ và chuyển giao cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông cửu Long” (gọi tắt là Trung tâm). Dự án được thực hiện sẽ đóng góp rất lớn trong thực hiện các chiến lược mục tiêu về cơ giới hóa, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong sản xuất của ngành nông nghiệp.

3.Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu Tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.;
  • Luật số 03/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13,
  • Luật Doanh nghiệp số 68/2013/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
  • Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
  • Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
  • Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 về việc Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
  • Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
  • Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
  • Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 12/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp máy nông nghiệp thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam
  • Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
  • Quyết định số 1003/BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch;
  • Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB ngày 08/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
  • Nghị quyết số 23–NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị ban hành về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
  • Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
  • Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
  • Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư .
  • Nghị quyết Chính phủ số 53/NQ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2019 về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững;
  • Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

4.Giới thiệu về vùng dự án

4.1.Vị trí địa lý

Địa điểm đầu tư tại ấp 1, ấp 2 xã hướng thọ Phú, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An.

            4.2.Điều kiện tự nhiên

Thành phố Tân An nằm về phía tây nam của tỉnh Long An, cách Thành phố Hồ Chí Minh 47 km có vị trí địa lý:

Theo thống kê năm 2019, thành phố có diện tích 82 km², dân số là 145.120 người, mật độ dân số đạt 1.771 người/km². Thành phố Tân An có diện tích tự nhiên là 82 km2, dân số năm 2019 là 181.327 người (dân số quy đổi). Phường 1 là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của thành phố.

Thành phố Tân An là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh Long An. Thành phố vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vừa là cửa ngõ kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có trục giao thông chính thuỷ bộ chạy qua trung tâm là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 62 và sông Vàm Cỏ Tây.

Thành phố Tân An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền nhiệt độ cao và ổn định. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm là 27,9 °C. Độ ẩm tương đối ổn định trong năm với mức bình quân là 79,2%. Lượng mưa trung bình là 1.532mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 91,7% tổng lượng mưa cả năm.

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn thành phố khá chằng chịt mang sắc thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217– 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng 12 là 150 cm. Một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày. Do gần cửa biển, biên độ triều lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn. Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu

 

ảnh hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn. Tháng 5 có độ mặn cao nhất 5,489g/lít, tháng 1 có độ mặn 0,079g/l. Độ pH trong nước sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 6 đến tháng 8 khoảng 3,8 - 4,3 nên không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.

Địa hình Thành phố Tân An mang đặc điểm chung vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thành đồng bằng có bề mặt bằng phẳng và nằm ngang. Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0,5– 2 m (hệ Mũi Nai) và trung bình là 1-1,6 m. Đặc biệt lộ ra một vùng cát từ Tiền Giang qua Tân Hiệp lên đến Xuân Sanh (Lợi Bình Nhơn) với độ cao thường biến đổi từ 1–3 m. Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước về mùa mưa. Nhìn chung địa hình Thành phố tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng Tháp Mười tràn về.

5.Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về khu vực dự án

  1. Những mặt thuận lợi
  • Dự án nhận được sự đồng tình và ủng hộ, hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương tỉnh Long An và thành phố Tân An
  • Điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước,... thuận lợi cho phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
  • Dự án triển khai trên vùng đất quy hoạch vùng nông nghiệp của tỉnh Long An, phù hợp với chủ trương thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông của địa phương.
  • Dự án được xây dựng ở vị trí phù hợp để cung cấp dịch vụ cơ giới hóa đồng bộ cho sản xuất nông nghiệp toàn vùng
  • Dự án phù hợp với chiến lược, định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT về thu hút doanh nghiệp đầu tư các Trung tâm cơ giới hóa đồng bộ cấp vùng
  1. Khó khăn và thách thức
  • Biến đổi khí hậu dự báo tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp của vùng đòi hỏi cơ giới hóa phải đổi mới liên tục để thích ứng
  • Thay đổi liên tục của công nghệ, cần nghiên cứu đổi mới và tập trung ứng dụng trong sản xuất
  • Cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng

6.Giới thiệu về chủ đầu tư

 

  • Chủ Đầu tư: Viện Công Nghệ Bùi Văn Ngọ
  • Số điện thoại: 0918 517 963
  • Địa chỉ trụ sở chính: 241 An Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân
  • Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Thể Hà
  • Chức vụ: Viện trưởng

 

Form đăng ký nhận tin

Zalo
Hotline